Thời gian làm việc
Thứ 2 đến thứ 7:
+ Sáng: 06h30– 11h30
+ Chiều: 13h00 - 16h00
Chủ nhật:
+ Sáng: 07h00 - 11h00
Cấp cứu làm việc 24/7
Hotline Cấp cứu 24/7: 1900 98 99 54
Tổng đài: 02513 918 569
Thứ 2 đến thứ 7:
+ Sáng: 06h30– 11h30
+ Chiều: 13h00 - 16h00
Chủ nhật:
+ Sáng: 07h00 - 11h00
Cấp cứu làm việc 24/7
Hotline Cấp cứu 24/7: 1900 98 99 54
Tổng đài: 02513 918 569
👉Giai đoạn giao mùa thường được coi là khoảng thời gian “vàng” cho dịch bệnh sinh sôi nảy nở. Đặc biệt vào mùa hè cũng là lúc nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em bùng phát, trong đó có bệnh tay chân miệng. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng mà chỉ điều trị triệu chứng và nhận biết các triệu chứng nặng của bệnh. Do vậy, giữ vệ sinh sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà bố mẹ cần phải làm cho con yêu, giúp bảo vệ sức khỏe của bé trước dịch bệnh và hạn chế dịch bệnh lây lan.
✔️𝗚𝗶𝘂̛̃ 𝘃𝗲̣̂ 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗰𝗮́ 𝗻𝗵𝗮̂𝗻: Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ không chỉ phòng ngừa được bệnh tay chân miệng hiệu quả mà còn phòng được những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Người lớn, trẻ em nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ẵm bồng trẻ, sau khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ để đảm bảo sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
✔️𝗚𝗶𝘂̛̃ 𝘃𝗲̣̂ 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗮̆𝗻 𝘂𝗼̂́𝗻𝗴: Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…
✔️𝗟𝗮̀𝗺 𝘀𝗮̣𝗰𝗵 đ𝗼̂̀ 𝗰𝗵𝗼̛𝗶, 𝗻𝗼̛𝗶 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗵𝗼𝗮̣𝘁: Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
✔️𝗧𝗵𝗲𝗼 𝗱𝗼̃𝗶 𝘃𝗮̀ 𝗽𝗵𝗮́𝘁 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘀𝗼̛́𝗺: Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng( sốt cao khó hạ, giật mình chới với, đi đứng loạng choạng…), hạn chế lây nhiễm cho những trẻ khác.
✔️𝗖𝗮́𝗰𝗵 𝗹𝘆 𝘃𝗮̀ đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗸𝗶̣𝗽 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 𝗸𝗵𝗶 𝗺𝗮̆́𝗰 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵: Khi trẻ bệnh cần cách ly ít nhất 10 ngày tại nhà hoặc đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Khi phát hiện bé mắc bệnh, để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác trong lớp hoặc trong gia đình, cần thực hiện khử khuẩn lớp học, nhà ở, đồ chơi,..
👉Thời gian ủ bệnh tay chân miệng trong khoảng 3 – 7 ngày. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh như: Trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc, có vết loét ở miệng hoặc nổi mụn nước thì hãy kiểm tra kỹ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông,... Phụ huynh cũng cần phải lưu ý vì hiện tượng sốt, biếng ăn, chảy nước miếng của tay chân miệng cũng dễ bị nhầm lẫn với mọc răng. Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở gần nhà để được khám và điều trị kịp thời.
Thời gian làm việc
Thứ 2 đến thứ 7:
+ Sáng: 06h30– 11h30
+ Chiều: 13h00 - 16h00
Chủ nhật:
+ Sáng: 07h00 - 11h00
Cấp cứu làm việc 24/7
Hotline Cấp cứu 24/7: 1900 98 99 54
Tổng đài: 02513 918 569